Cần Đước: Mô hình “Lắng nghe và Thấu cảm” chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thiếu nhi năm học 2024 – 2025.
Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý; tăng cường các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn sức khỏe tâm thần ở thiếu nhi. Ngày 09/05/2025 Huyện đoàn – Hội đồng Đội huyện tổ chức Mô hình “Lắng nghe và Thấu cảm” chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thiếu nhi năm học 2024 – 2025 tại trường THCS Mỹ Lệ với sự tham gia của hơn 200 em học sinh.
Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý; tăng cường các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn sức khỏe tâm thần ở thiếu nhi. Ngày 09/05/2025 Huyện đoàn – Hội đồng Đội huyện tổ chức Mô hình “Lắng nghe và Thấu cảm” chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thiếu nhi năm học 2024 – 2025 tại trường THCS Mỹ Lệ với sự tham gia của hơn 200 em học sinh.

Hình 1: Mô hình “Lắng nghe và Thấu cảm” chăm sóc sức khỏe tâm thần cho thiếu nhi năm học 2024 – 2025
Tại chương trình các em thiếu nhi đã được cán bộ ngành y tế tuyên truyền phòng tránh các vấn đề liên quan đến Sức khoẻ tâm thần ở lứa tuổi học sinh, về "Tác hại của thuốc lá" và "Các bệnh lây qua đường tình dục". Các em học sinh đã được bài tỏ những thắc mắc cũng như những câu hỏi liên quan đến sức khỏe tâm sinh lý ở độ tuổi của mình.
Hình 2: Cán bộ ngành y tế tuyên truyền về sức khỏe tâm thần cho thiếu nhi
Các em còn được giao lưu và tham gia trò chơi tập thể trên sân khấu. Hoạt động này đã giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về độ tuổi của mình, và nhận rõ cần phải làm gì để phòng tránh các tác hại và hậu quả nếu không biết chăm sóc sức khỏe, tâm lý của bản thân. Trong quá trình diễn ra chương trình, các em học sinh đều rất chăm chú lắng nghe, mạnh dạn, sôi nổi tham gia trả lời những câu hỏi về sức khoẻ, về giới tính do báo cáo viên đưa ra. Điều đó cho thấy, các em bước đầu đã tích lũy được những kiến thức nhất định về sức khoẻ sinh sản của bản thân, về tình bạn, tình yêu. Từ đó rút ra bài học bổ ích cho bản thân mình.
Hình 3: Các em thiếu nhi đặt các câu hỏi tại chương trình.
Sức khỏe tâm thần là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển toàn diện cho trẻ. Bởi vậy, cùng với quan tâm tạo điều kiện cho trẻ học tập, rèn luyện các kỹ năng, tham gia các hoạt động thể chất, gia đình, nhà trường đã và đang rất quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ.
Thực tế hiện nay, không ít trẻ rơi vào khủng hoảng, stress, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 5 - 16 tuổi. Song, phần lớn các em không nhận được chia sẻ kịp thời và đồng cảm, thấu hiểu từ gia đình. Điều này vô tình đang đẩy trẻ ra xa với bố mẹ và sự phát triển bình thường.
Có nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Ở mỗi lứa tuổi, các em sẽ có những căng thẳng, lo âu, áp lực riêng, không phải cha mẹ hay thầy cô nào cũng có thể dễ dàng nhìn ra những diễn biến tâm lý phức tạp của các em. Thực tế cho thấy, một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của học sinh chính là sự thiếu kiến thức về sức khỏe tâm thần của chính các em, cũng như gia đình và giáo viên.
Nắm bắt được các vấn đề trên và để giúp học sinh nhà trường phòng tránh bị mắc phải rối loạn tâm thần. BGH nhà trường, GV đã tích cực thay đổi phương pháp dạy học, học mà chơi và hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học Gần gũi quan tâm chia sẻ cùng học sinh để giúp học sinh có thể mạnh dạn tự tin chia sẻ những khó khăn vướng sinh giảm bớt căng thẳng về học tập và các em thoả thích sáng tạo những gì các em cho là điểm mạnh của mình. mắc mà mình còn chưa giải quyết được. Kết hợp cùng phụ huynh chia sẻ những vấn đề con quan tâm và tình cảm bố mẹ dành cho con, con dành cho bố mẹ…
Hình 4: Một số hình ảnh tại chương trình.