LONG AN HỖ TRỢ 7 DỰ ÁN, Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP, LẬP NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TRÊN LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NĂM 2024
Trong năm, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn thường xuyên hỗ trợ kết nối, giao lưu giữa các ý tưởng, dự án nhất là trên linhc vực môi trường đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, qua đó hỗ trợ hợp tác, đầu tư, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, kết nối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên, từ đó truyền đi nguồn cảm hứng và kỳ vọng sẽ có nhiều hơn nữa các bạn trẻ khởi nghiệp, lập nghiệp thành công, đa dạng các sản phẩm từ lợi thế địa phương, giải quyết việc làm, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế gia đình.
Chương trình ký kết hỗ trợ quản bá, kết nối giữa các cơ quan doanh nghiệp với các dự án khởi nghiệp của thanh niên trên lĩnh vực bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu
Đặc biệt ngày 29/10/2024 Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã tổ chức Chương trình ký kết hỗ trợ quản bá, kết nối giữa các cơ quan doanh nghiệp và các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên, trong đó hỗ trợ 5 dự án khởi nghiệp của thanh niên trên lĩnh vực bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2024 đối với dự án “Trà hoa Thanh long hữu cơ” của nhóm tác giả Hồ Quý Trọng - Nguyễn Thị Mỹ Dung, dự án “Tranh nhôm Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng, dự án “Củ hủ khóm ngâm chua ngọt” của tác giả Phùng Tấn Đạt; dự án “Chuyển giao mô hình nuôi trồng Nấm Mối đen công nghệ tự động hoá kỹ thuật cao cho các hộ dân tại địa phương” của tác giả Trương Thế Khương, dự án “Sử dụng công nghệ lên men trái nhàu để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá” của tác giả Nguyễn Duy Lịch.
Dự án “Trà hoa Thanh long hữu cơ”
Dự án “Trà hoa thanh long hữu cơ”
Dự án tận dụng nguồn nguyên liệu vốn có của địa phương, giảm thiểu lượng hoa thanh long bị vứt bỏ gây ô nhiễm nguồn nước, mùi hôi khó chịu, giải quyết được lượng rác thải từ hoa thanh long sau mỗi đợt tuyển chọn hoa; đồng thời hạn chế việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu lên cây thanh long gây ảnh hưởng môi trường. Nhóm tác giả Hồ Quý Trọng - Nguyễn Thị Mỹ Dung đã chủ động hợp đồng thu mua hoa thanh long đối với các nhà vườn không sử dụng thuốc trừ sâu lên cây thanh long sản xuất, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tưới từ sự phân hủy của nguồn hoa khi người dân tuyển chọn hoa thanh long sẽ cắt và vứt đi, góp phần bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân và tận dụng giảm thiểu nguồn hoa thanh long dư thừa sau khi tuyển chọn hoa cho trái chất lượng tốt nhất.
Dự án “Tranh nhôm Việt Nam”
Dự án “Tranh nhôm Việt Nam”
Với mong muốn tái chế và giảm tối đa lượng rác thải ra môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra sự khác biệt so với các dòng tranh sơn màu, sơn dầu có nhiều thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe được bán trên thị trường, Dự án “Tranh nhôm Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng tận dụng tối đa những vật liệu là các phế thải như: vỏ lon bia, nước ngọt, vỏ đựng thức ăn nhanh bằng nhôm... sau khi được sử dụng và vứt bỏ, khó phân hủy trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong việc kết hợp nghệ thuật truyền thống và hiện đại, tạo ra những tác phẩm độc đáo bằng một vật liệu dễ tìm, không gây ô nhiễm môi trường, bền và dễ chế tác.
Dự án “Củ hủ khóm ngâm chua ngọt”
Dự án “Củ hủ khóm ngâm chua ngọt”
Nhận thấy việc cây khóm bị chặt bỏ sau mỗi vụ thu hoạch, với số lượng lớn được người dân đổ xuống các kênh, rạch khi phân hủy gây nên mùi hôi, lượng thuốc trừ sâu trên cây khóm gây ảnh hưởng đến môi trường nước, làm ảnh hưởng hệ sinh thái môi trường nước. Với mong muốn bảo vệ môi trường nước, hạn chế việc người dân sử dựng thuốc trừ sâu lên cây khóm, anh Phùng Tấn Đạt một cán bộ Đoàn nhiệt huyết của huyện Thạnh Hóa đã nghiên cứu và tận dụng được lõi củ hủ khóm (là lõi non từ đọt khóm/Dứa) sau khi người dân thu hoạch khóm và vứt bỏ xuống kênh rạch. Trong quá trình phân hủy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và nguy hiểm môi trường sống xung quanh do bốc mùi hôi thúi, ruồi nhặn nhiều số lượng vứt bỏ rất nhiều (tính bằng vài trăm tấn). Anh đã nghiên cứu, thử nghiệm và chế biến thành món Củ hủ khóm ngâm chua ngọt với hương vị đậm chất miền Tây chứa nhiều chất khoáng, chất xơ và đặc biệt là bromelain giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm thực phẩm khó tiêu, hỗ trợ làm lành vết thương, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương góp phần bảo vệ môi trường. (sản phẩm tương tự như món măng tre ngâm chua của miền Bắc).

Dự án “Sử dụng công nghệ lên men trái nhàu để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá”
Dự án “Sử dụng công nghệ lên men trái nhàu để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá”
Với mong muốn mang đến những sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường, tạo nguồn thu nhập cho nông dân, anh Nguyễn Duy Lịch đã chuyển giao giống, kỹ thuật, quy trình, tiêu chuẩn trồng và thu mua trái nhàu hữu cơ (không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật), giá thành ổn định nhằm giảm thiểu lượng trái nhàu bị vứt bỏ khi không tìm được đầu ra gây mùi hôi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường. Dự án “Sử dụng công nghệ lên men trái nhàu để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá” ra đời làm hạn chế việc người dân sử dụng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến sức khỏe. Qua quá trình lên men 365 ngày bởi hàng tỷ bào tử lợi khuẩn Lactobacillus bulgaricus,và các loại ezyme: Enzyme Amylase, Enzyme Lipase, Enzyme Catalase, Enzyme cellulase , 80% là nhàu tươi kết hợp với 5 loại trái cây hữu cơ chín tự nhiên Dự án của anh Nguyễn Duy Lịch được thị trường quan tâm và đón nhận không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn tạo ra hướng đi mới cho nông sản địa phương, không sử dụng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.

Dự án “Chuyển giao mô hình nuôi trồng Nấm Mối đen công nghệ tự động hoá kỹ thuật cao cho các hộ dân tại địa phương”
Dự án “Chuyển giao mô hình nuôi trồng Nấm Mối đen công nghệ tự động hoá kỹ thuật cao cho các hộ dân tại địa phương”
Những năm gần đây, ngành trồng nấm ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều người biết hơn về công dụng của nấm. Nghề trồng nấm không những tạo ra nguồn thức ăn sạch cho con người, tạo ra công ăn việc làm và giảm ô nhiễm môi trường nhờ việc tận dụng các phế thải nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa… thay vì đốt hoặc xử lý bằng hóa chất sau mỗi đợt thu hoạch gây ô nhiễm môi trường sống. Sau nhiều năm ấp ủ và tìm hiểu nhận thấy Dự án “Chuyển giao mô hình nuôi trồng Nấm Mối đen công nghệ tự động hoá kỹ thuật cao có thể chuyển giao cho các hộ dân tại địa phương tự trồng”, anh Trương Thế Khương đã phát triển dự án nấm hữu cơ cho người tiêu dùng với giá cả hợp túi tiền, và được nhân rộng mô hình đến nhiều hộ gia đình nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ gia đình trồng nấm góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời ký kết hỗ trợ hiện thực hóa 02 ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên trên lĩnh vực bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, ý tưởng “Các thực phẩm bổ sung từ rau bợ” của nhóm tác giả Phạm Nguyễn Bảo Thy - Trần Thị Vân Khánh; ý tưởng “BIOFEED tạo bước đột phá trong nông nghiệp bền vững” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh - Trương Thị Hoài Mộng
Ý tưởng “BIOFEED tạo bước đột phá trong nông nghiệp bền vững”
Ý tưởng “BIOFEED tạo bước đột phá trong nông nghiệp bền vững”
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi và yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm dinh dưỡng và chi phí thấp, không gây ảnh hưởng đến môi trường, ý tưởng “BIOFEED tạo bước đột phá trong nông nghiệp bền vững” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh - Trương Thị Hoài Mộng được hình thành. Với sản phẩm chính từ ruồi và ấu trùng ruồi (ruồi đen và ruồi giấm) cung cấp nguồn protein dồi dào, thân thiện với môi trường, sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm của ấu trùng, góp phần cải tạo đất và nâng cao chất lượng cây trồng. Việc nuôi ấu trùng ruồi (ruồi đen và ruồi giấm) đã làm giảm thiểu tối đa lượng rác thải từ các chợ nông sản, thức ăn thừa từ các khu công nghiệp, khu chế xuất gây ô nhiễm môi trường. Việc cung cấp dịch vụ xử lý rác thải thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và nhựa bằng cách tận dụng ấu trùng ruồi, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ý tưởng “BIOFEED tạo bước đột phá trong nông nghiệp bền vững” được đánh giá cao trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu rác đặc biệt là rác thải nhựa, mở ra cơ hội cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ý tưởng “Các thực phẩm bổ sung từ rau bợ”
Ý tưởng “Các thực phẩm bổ sung từ rau bợ”
Là cây thảo dược thuộc loại cỏ bán thủy sinh, rất giống loài me đất chứa các chất như protid, glucid, caroten vitamin C và cyclo laudenol được xem như một bài thuốc phòng và hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận và tiểu đường. Rau bợ mọc dại rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là các vùng miền sông nước với độ trưởng thành nhanh và khó diệt, gây ảnh hưởng đến môi trường và nền nông nghiệp của người dân, khi muốn diệt phải dùng đến thuốc trừ sâu để xịt. Với mong muốn tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe, ý tưởng “các thực phẩm bổ sung từ rau bợ” của nhóm tác giả Phạm Nguyễn Bảo Thy - Trần Thị Vân Khánh được hình thành. Ý tưởng không chỉ bảo vệ sức khỏe, tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên từ rau bợ mọc dại, tạo thu nhập cho người dân từ việc thu hoạch nguồn rau bợ mọc dại sạch không chứa thuốc tăng trưởng; làm giảm thiểu tối đa việc người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt rau bợ sau mỗi mùa sinh trưởng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và môi trường nước.

Chương trình ký kết hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên trên lĩnh vực bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu
Để tiếp tục phát huy hiệu quả những dự án, ý tưởng trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn mong muốn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tỉnh Long An sẽ hướng tới xây dựng mô hình khởi nghiệp bền vững, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.